1.Doanh nghiệp phá sản
Theo quy định tại Điều 214 Luật doanh nghiệp 2020: “Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.”
Điều 4 Luật Phá sản quy định: “2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Như vậy, doanh nghiệp được coi là phá sản khi:
- Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán;
- Có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án
2. Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp tư nhân không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Trình tự, thủ tục
Bước 1: Soạn đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định Điều 26 Luật phá sản;
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tài liệu đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Bước 3: Chánh án phân công cho một hoặc tổ phẩm phán gồm 03 thẩm phán giải quyết trong 03 ngày kể từ ngày nhận đơn;
Bước 4: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảm trong 03 ngày kể từ ngày được phân công;
- Đơn yêu cầu hợp lệ thì thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản
- Thông báo cho người nộp đơn cần sửa đổi, bổ sung;
- Chuyển đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền;
- Trả lại đơn
4. Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Điều 8 Luật Phá sản 2014:
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
- Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
- Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.Tòa án nhân dân cấp huyện: đối với doanh nghiệp và hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố đó.