Tin báo chí

Ảnh tin tức

Án phí được hiểu là khoản tiền mà đương sự phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi yêu cầu giải quyết vụ việc, vụ án tại Tòa án.

Mức đóng án phí, tạm ứng án phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số trường hợp được miễn tạm ứng án phí, án phí bao gồm các trường hợp tại Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, cụ thể:

  • Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
  • Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  • Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

     Tuy nhiên, để được miễn tạm ứng án phí, án phí, đương sự cần phải có đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí, án phí và đính kèm các tài liệu, chứng cứ chứng minh nộp cho Tòa án có thẩm quyền. Nội dung đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí, án phí được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. án phí, miễn án phí Tòa án. Các đương sự cần nắm rõ quy định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, Quý độc giả vui lòng liên hệ đến Văn phòng Luật sư Gia Khánh.

Chia sẻ: