Câu hỏi tuyển dụng

Phỏng vấn xin việc và việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

05 tháng 12 2017

Khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị danh sách từ bốn đến năm câu hỏi mà bạn muốn nhà tuyển dụng giải đáp cho mình. Các câu hỏi sẽ được sử dụng dựa theo cuộc đối thoại giữa bạn với họ trong suốt quá trình phỏng vấn.

Nhiều ứng viên vẫn không biết mình nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để có thể giải đáp hết thắc mắc và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn nên hỏi những câu thể hiện được sự am hiểu của bạn về công ty cũng như khả năng hoàn thành tốt những việc được giao Đây cũng là cơ hội để bạn có thể gửi thông điệp rõ ràng đến nhà tuyển dụng.

Các câu hỏi ví dụ

Khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị danh sách từ bốn đến năm câu hỏi mà bạn muốn nhà tuyển dụng giải đáp cho mình. Các câu hỏi sẽ được sử dụng dựa theo cuộc đối thoại giữa bạn với họ trong suốt quá trình phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tập trung vào những thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp để có thể sử dụng nó làm cơ sở để đặt câu hỏi hoặc lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để hỏi nhà tuyển dụng.

1. Các câu hỏi liên quan đến công việc

Hãy chuẩn bị một số câu hỏi cụ thể về công việc.

Có phải đây là vị trí công ty tuyển lần đầu hay là vị trí đang được tuyển để thay thế cho nhân viên trước đây đã được thăng chức hoặc đã rời công ty?

Vai trò chính yếu của vị trí này là gì?

Trong tương lai, ông/bà muốn thấy sự thay đổi nào trong cách làm việc của vị trí này?

Thách thức chính của vị trí này là gì?

Bao nhiêu phần trăm công việc này là cố định và bao nhiêu phần trăm sẽ thay đổi theo ngày hoặc theo tuần

Để làm tốt công việc này thì cần những phẩm chất gì?

Ông/bà có thể đề xuất 3 ưu tiên công việc mà vị trí này nên hoàn thành trong vòng 90 ngày đầu tiên không?

2. Các câu hỏi về công ty

Tập trung nhấn mạnh sự quan tâm của bạn khi muốn trở thành một phần của công ty bằng cách hỏi một hoặc hai câu cụ thể liên quan đến cách tổ chức.

Tập trung nhấn mạnh sự quan tâm của bạn khi muốn trở thành một phần của công ty bằng cách hỏi một hoặc hai câu cụ thể liên quan đến cách tổ chức.

Ông/bà có thể giải thích về cơ cấu tổ chức của công ty được không?

Công ty sử dụng hệ thống đánh giá nào?

Hiện này công ty có cung cấp các cơ hội đào tạo cho nhân viên không?

Các nhân viên tốt trước đây có từng rời công ty không? Nếu có, thì tại sao họ lại rời công ty và họ đi đâu?

Thế mạnh của công ty là gì khi so với các đối thủ cạnh tranh khác?

Các nhân viên gần đây có cơ hội để thăng chức hay không?

3. Các câu hỏi sau phỏng vấn

Hãy hỏi các câu có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những gì bạn dự đoán sẽ xảy ra.

Chúng ta vừa mới bàn xong về các tiêu chuẩn của tôi, vậy ông/bà có thắc mắc gì về khả năng của tôi khi đảm nhiệm vị trí này không?

Ông/bà có đề cập rằng vị trí này cần phải có thế mạnh về máy tính. Vậy chương trình máy tính nào thường được sử dụng?

Tôi rất thích công việc này. Vậy thì bước tiếp theo của buổi phỏng vấn là gì?

Ông/bà đã lên kế hoạch khi nào thì cho người đảm nhiệm vị trí này chưa?

4. Lời khuyên khi đặt câu hỏi

Tất nhiên có rất nhiều điều bạn muốn hỏi nhưng lại không được liệt kê trên đây. Hãy thoải mái đặt ra các câu hỏi cho chính mình, và hãy nhớ kỹ những mẹo nhỏ sau.

Hãy đặt các câu hỏi rõ ràng và đơn giản. Điều này có thể giúp bạn chứng minh khả năng tập trung của mình.

Đừng hỏi nhiều quá. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm gương mặt và lời nhận xét của nhà tuyển dụng để xác định bạn nên hỏi bao nhiêu câu để họ vẫn thấy thoải mái khi trả lời.

Chỉ hỏi những câu mà bạn rất muốn biết câu trả lời. Sẽ rất dễ bị phát hiện nếu bạn không mấy hứng thú khi nghe câu trả lời.

Sử dụng những câu có thể chứng minh kiến thức của bạn. Hãy lắng nghe các thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp và hỏi những câu thật chi tiết dựa theo đó.

Đừng hỏi những câu liên quan đến lương bổng và trợ cấp. Hãy để nhà tuyển dụng bắt đầu chuyện này.

Đừng hỏi những câu mà câu trả lời đã có sẵn trên trang web hay brochure của công ty. Nếu bạn hỏi điều này, nhà tuyển dụng sẽ biết rằng bạn đã không tìm hiểu rõ về công ty trước

buổi phỏng vấn.

5. Không nên hỏi gì

Biết được không nên áp dụng câu hỏi nào cũng quan trọng không kém.

Đừng nên hỏi tên của người sẽ trở thành giám sát viên của bạn bởi vì điều đó không cần thiết. Nếu bạn quay trở lại cho vòng phỏng vấn thứ 2, thì nhà tuyển dụng có thể cho bạn biết tên của người sẽ phỏng vấn bạn hoặc không. Và có thể đó không phải là người giám sát bạn. Nhà tuyển dụng sẽ để cho bạn làm việc đó. Lí do là vì để cho lịch trình trùng khớp với nhau và đôi khi không chỉ có một người sẽ nói chuyện với bạn.

Đừng nên hỏi về lương bổng ngay lúc này. Bởi vì khi bạn hỏi về lương bổng ngay vòng phỏng vấn đầu tiên sẽ chứng tỏ bạn không phải là người chuyên nghiệp và bạn có thể bị mất việc.

Đừng đặt nhà tuyển dụng vào những tình huống khó xử chỉ vì bạn hỏi những câu riêng tư không thích hợp.

Đừng hỏi chi tiết về tiền trợ cấp tại giai đoạn này của buổi phỏng vấn, nếu các thông tin về tiền trợ cấp không được cung cấp từ trước. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến thông tin sơ bộ về tiền trợ cấp trong cuộc phỏng vấn của bạn, chẳng hạn như phúc lời 401(k), nghỉ lễ 10 ngày vẫn được trả lương, 2 tuần được nghỉ sau sáu tháng làm việc, bảo hiểm về sức khỏe và các bảo hiểm khác. Nếu bạn không được mời cho lần phỏng vấn thứ 2 thì điều này thật sự không phải là vấn đề. Nếu bạn được mời thì bạn sẽ được cung cấp nhiều thông tin cụ thể hơn.

Đừng nên hỏi về các điều kiện để thăng chức. Con đường nghề nghiệp sẽ được thảo luận cụ thể hơn trong các cuộc phỏng vấn sau này. Bạn không muốn nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chỉ hứng thú với vị trí tiếp theo chứ không phải là vị trí hiện tại.

Đừng hỏi về số lượng người phỏng vấn cho công việc này. Thay vì vậy, bạn nên quan tâm nhiều hơn về việc liệu bạn có được bước sang vòng tiếp theo hay không.

6. Hãy luôn sẵn sàng để được hỏi

Khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị danh sách từ bốn đến năm câu hỏi mà bạn muốn nhà tuyển dụng giải đáp cho mình. Các câu hỏi sẽ được sử dụng dựa theo cuộc đối thoại giữa bạn với họ trong suốt quá trình phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tập trung vào những thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp để có thể sử dụng nó làm cơ sở để đặt câu hỏi hoặc lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để hỏi nhà tuyển dụng.

Vào cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi liệu bạn có bất cứ điều gì muốn thảo luận với họ hay không. Hãy chọn ra 2 hoặc 3 câu mà bạn đã chuẩn bị sẵn, và nó thích hợp với bối cảnh hiện tại. Tránh trường hợp tạo ấn tượng xấu khi bạn không có kỹ năng tập trung lắng nghe tốt thông qua việc bạn đặt những câu hỏi không liên quan đến những thông tin được đề cập trong buổi phỏng vấn. Đừng làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó xử. Bất cứ khi nào bạn nhận được phản hồi, chắc chắn bạn có thể đặt những câu hỏi đã được chọn lọc.