Bất động sản, Nhà chung cư

Ảnh tin tức

Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định: “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.”

Theo đó, tại Thông tư 28/2016/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 quy định hai loại dự án nhà chung cư như sau: Khoản 1 Điều 3 quy định: “Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

Cụm nhà chung cư được định nghĩa theo khoản 1 Điều 3: “Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

Một số điểm khác biệt giữa Tòa nhà chung cư và Cụm nhà chung cư được chúng tôi liệt kê theo bảng dưới đây:

Tòa nhà chung cư Cụm nhà chung cư
Khái niệm Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Sở hữu chung Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư là phần diện tích, các hệ thống thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật dược quy định tại Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu tòa nhà chung cư. Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư là phần diện tích, các công trình, hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư, bao gồm bể nước, máy phát điện, bể phốt, máy bơm nước, sân vườn công cộng (nếu có) và các công trình, thiết bị khác được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt để sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư.
Quản lý phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích để ở thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý; nếu nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành thì giao cho đơn vị quản lý vận hành quản lý phần sở hữu này; trường hợp không thuộc diện phải có đơn vị quản lý vận hành thì hội nghị nhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc giao cho đơn vị khác quản lý phần sở hữu chung này.

Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp được quy định chi tiết tại Khoản 5 Điều 7 Văn bản hợp nhất số 05/2021/VBHN-BXD ngày 7/9/2021

Đối với phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư thì Ban quản trị của cụm nhà chung cư thay mặt các chủ sở hữu để quản lý phần sở hữu chung này.
Điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu Hội nghị của tòa nhà chung cư phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua); trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm này mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giừ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua) và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.
Điều kiện về số lượng người tham dự cuộc họp Hội nghị nhà chung cư Tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Đảm bảo số lượng đã đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư theo quy theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 13 Văn bản hợp nhất  số 05/2021/VNHB-2021 quy định.
Hội nghị nhà chung cư bất thường Số lượng người tham dự phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự; Số lượng người tham dự phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư tham dự
Hội nghị nhà chung cư thường niên Số lượng người tham dự phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự; Số lượng người tham dự phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư tham dự
Số lượng, thành phần Ban quản trị nhà chung cư Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà (block) độc lập thì có tối thiểu 03 thành viên Ban quản trị; trường hợp tòa nhà có nhiều khối nhà (block) thì mỗi khối nhà (block) có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị; bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Đối với một cụm nhà chung cư thì có số lượng tối thiểu 06 thành viên Ban quản trị; 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.
Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư Mỗi tòa nhà chung cư chỉ có 01 đơn vị quản lý vận hành để quản lý vận hành phần sở hữu chung của tòa nhà. Cụm nhà chung cư thì có thể có một đơn vị quản lý vận hành chung hoặc có nhiều đơn vị để thực hiện quản lý vận hành riêng cho từng tòa nhà theo quyết định của hội nghị cụm nhà chung cư.

 

Như vậy, Tòa nhà chung cư và Cụm nhà cư là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và có các quy định pháp luật riêng biệt về quản lý, khai thác và sử dụng. Việc hiểu sai hai khái niệm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các chủ sở hữu căn hộ, đặc biệt liên quan đến quyền sở hữu chung trong nhà chung cư. Tuy nhiên, theo quy định trên thì việc xác định tòa nhà chung cư hay cụm nhà chung cư phải dựa theo quy hoạch và hồ sơ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, những khách hàng khi có dự định mua căn hộ trong các dự án nhà chung cư cần nghiên cứu kĩ về hồ sơ pháp lý của dự án để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Chia sẻ: